Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Luận về sao Cự Môn



Cự Môn thuộc âm thuỷ trong hệ Bắc Đẩu chủ về thị phi và hoá khí là “ám”. Hai chữ Ám Diệu gây cho người đọc hiểu lầm không ít. Cự Môn tự nó đã không có ánh sang đương nhiên không trở thành tối ám như Nhật Nguyệt hãm. Cự Môn sở dĩ trở thành ám vì khả năng ngăn cản, che khuất của nó. Vậy thì tính chất căn bản của Cự Môn là một vật gây chướng ngại. Đã gây chướng ngại tại sao nó đứng với Thái Dương ở cung Dần lại thành tốt? Trong vũ trụ chỉ có duy nhất vầng Thái Dương không vật gì có thể che khuất, bởi vậy Thái Dương đắc địa không sợ Cự Môn. Cự Môn đứng bên cạnh Thái Dương biến thành vật gây phản chiếu cho Thái Dương, đồng thời Thái Dương đã chuyển Cư Môn từ ám thành minh. Ảnh hưởng cản ngăn, che khuất của Cự Môn gây khó khăn nhiều nhất là quan hệ giao tế
Đẩu Số Toàn Thư viết: “Tính chất Cự Môn ngoài mặt thì thế mà trong lòng thì khác, đối với những người thân ít hợp, giao du với người mới thì trước yêu sau ghét”. Cự Môn là sao của thị phi.
Trong lối sắp xếp bốn sao Hoá cổ nhân đã đặt để sao cho Cự Môn không bao giờ đứng cùng Hoá Khoa, nó chỉ đứng bên cạnh Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Kị thôi. Cư Môn Hoá Kị lực lượng chướng ngại cao hơn hản, bởi vậy Mệnh mà gặp Cự Kị dễ rơi vào khẩu thiệt thị phi, tình cảm khôn khó hoặc cò bót kiện tụng, ngoài ra còn dễ lên bàn giải phẫu. Cự Môn đứng với Hoá Lộc thì lời ăn tiếng nói hoạt bát, tranh luận hay, khả dĩ nói ra tiền, vào nghề thầy kiện, ngành truyền thông hợp cách. Nhưng bản tính thì không thực, nói cười thân mật mà thiếu tình cảm chân thành. Cự Môn đứng với Hoá Quyền sách bảo là “hung vi cát triệu” (từ xấu hoá ra tốt). Nhờ chướng ngại tạo ra phấn đấu mà nên công nên nghiệp, do chướng ngại mà thành công. Ví dụ xã hội biến động bị đẩy vào bước đường cùng, từ cùng sinh biến mà hoá thông, càng vượt nhiều chướng ngại càng thành công lớn. Những người làm chính trị, những người có số hoạnh phát thường thấy Mệnh Cự Môn Hoá Quyền
Cự Môn đứng một mình ở Tí, Ngọ, Thìn, Tuất và Tỵ, Hợi; đứng cùng Thiên Cơ ở Mão Dậu; đứng cùng Thiên Đồng ở Sửu Mùi; đứng cùng Thái Dương ở Dần Thân
Trước hết nói về Cự Môn Thiên Cơ. Thiên Cơ vốn động, Cự Môn lại đa biến. Hai sao này thủ Mệnh cuộc đời biến động nhiều và có tài xoay sở, tuy nhiên chỉ thành công nếu như giữ được sự an định, nếu cứ mặc sức biến động thì càng lún sâu vào những khó khăn. Cơ Cự trên nguyên tắc là cách làm giàu, với điều kiện phải có Hoá Quyền, Hoá Lộc hoặc song Hao
Cự Môn Thái Dương ở Dần tốt hơn ở Thân. Vì Dần cung Thái Dương quang huy còn mạnh trong khi ở Thân Thái Dương đã về chiều, sức không đủ
Cự Môn Thiên Đồng gây phiền hà nhất cả trên tình cảm lẫn danh phận. Cự Đồng thủ Mệnh, trai khó lập công danh, gái lận đận duyên tình
Nói về Cự Môn đóng hai cung Tí Ngọ mà ta hay gọi bằng cách “thạch trung ẩn ngọc” (ngọc còn ẩn trong đá). Cự Môn Tí Ngọ nếu được Khoa Quyền Lộc thủ chiếu là hợp cách ẩn ngọc, tuy không quyền uy lớn nhưng ắt giàu sang. Cự Môn ở Tí tốt hơn ở Ngọ. Vì lẽ đóng ở Tí mới được Thái Dương Thìn đắc địa, đóng Ngọ thì Thái Dương Tuất đã mất nhiều quang huy. Cự Môn Tí Ngọ thì Hoá Lộc tạo nhiều sức mạnh hơn Lộc Tồn 
Các sao của Tử Vi Khoa bao giờ cũng mang hai mặt cát hung. Cự Môn Hoá Kị bị coi là hung thần, nhưng lúc biểu hiện cũng có hai mặt tốt xấu. Hãy đọc câu phú sau: “Cự Môn Thìn cung Hoá Kị, Tân nhân Mệnh ngộ phản vi kỳ” (nghĩa là Cự Môn thủ Mệnh tại cung Thìn có Hoá Kị, người tuổi Tân lại biến ra kỳ cách). Cự Môn Hoá Kị đi cặp rất xấu nhưng ở trường hợp này lại chuyển thành tốt. Vì nó được cả Tứ Hoá, Hoá Quyền đứng bên Thái Dương chiếu lên, Hoá Khoa đứng Tuất với Văn Khúc chiếu qua, và Hoá Lộc đứng cùng Cự Môn, thành ra cách “Tứ Hoá toàn phùng”. Cách này thường gây sôi nổi thị phi nhưng cuối cùng lập thành sự nghiệp to lớn. Cự Môn Hoá Kị ở cách này là con người đi ngược thời thượng, không a dua mà đặt định một lề lối riêng biệt tiến bộ. Nó đi vào mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, văn học, âm nhạc, hội hoạ…Nếu như Cự Môn ở Thìn không có Hoá Kị Hoá Khoa chỉ có Quyền với Lộc thôi  thì công danh lại thường do người đề bạt mà nên, thiếu sức công phá của Hoá Kị nên không thành ra người sáng tạo sự nghiệp
Sao Cự Môn rất hợp với những người tuổi Tân. Vì tuổi Tân sự an bài của Tứ Hoá theo thứ tự Cự Nhật Khúc Xương, đương nhiên hễ Cự Môn thủ Mệnh mà tuổi Tân thì chắc chắn đã có Lộc Quyền. Ngay cả đến cách Cự Đồng là xấu nhưng với tuổi Tân cái xấu giảm hẳn đi. Bởi vậy mới có câu Phú rằng: “Cự Môn Thìn Tuất hãm địa Tân nhân hoá cát tranh vinh” (Cự Môn hãm địa ở hai cung Thìn Tuất nhưng nếu tuổi Tân thì lại vinh hiển)
Cự Môn đóng ở Thìn là cung Thiên La (lưới trời) hoặc Tuất là cung Địa Võng (lưới đất) kể như hãm. Thế hãm này chỉ phá ra được nếu như Cự Môn có Địa Không, Địa Kiếp đi bên hoặc đứng cùng Kình Dương hay Linh Tinh. Cuộc đời trải qua nhiều bôn ba thăng trầm vượt lên mà thành công. Nhắc lại đã Kình thì thôi Linh, đã Linh thì đừng nên Kình thêm nữa
Cự Môn có liên hệ nhiều với Thái Dương. Đẩu Số Toàn Thư viết: “Cự Nhật Dần lập Mệnh Thân tiên khu danh nhi thực lộc, Cự Nhật Thân lập Mệnh Dần trì danh thực lộc” nghĩa là Mệnh lập tại Thân, Cự Nhật Dần xung chiếu hoặc mệnh lập tại Dần, Cự Nhật Thân xung chiếu, cả hai đều danh vị đi trước, Lộc tới sau. Hai cách trên đều có tiền qua chức vị, chức lớn tiền lớn, chức nhỏ quyền ít, không thể qua kinh thương mà làm giàu
Rồi một câu khác “Cự tại Hợi cung, Nhật Mệnh Tị thực lộc trì danh, Cự tại Tị Nhật Mệnh Hợi phản vi bất giai” nghĩa là Cự đóng Hợi, Thái Dương thủ Mệnh tại Tị có tiền rồi có danh, nếu như Cự đóng Tị, Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi thì xấu, khó màng danh lộc. Cự Hợi xung chiếu Mệnh khả dĩ  kinh thương làm giàu, lớn nhỏ còn tuỳ vào các phụ tinh khác
Còn một cách nữa về liên hệ giữa Cự Môn với Thái Dương: “Cự Tuất, Nhật Ngọ Mệnh viên diệc vi kỳ”. An Mệnh cung Dần, Cự Môn đóng Tuất, Thái Dương từ Ngọ chiếu xuống, không bị Tuần Triệt làm ngăn trở Thái Dương. Cách này công danh tài lộc dễ dàng
Cự Môn vào Mệnh thường là người ăn nói lý luận vững vàng, mà cũng dễ vạ miệng nếu như nó đứng cùng các sao xấu. Văn Khúc cũng có khả năng ăn nói nhưng Văn Khúc biết lựa chiều nên ra tiền và làm đẹp lòng người. Còn Cự Môn nói để lập luận, phân tích, đả kích mà tạo quyền uy. Nếu có Hoá Quyền thì đạt ý muốn, nếu bị các hung sát phá thì gây thù chuốc oán, phiền não. Tài ăn nói của Văn Khúc mang ý hướng đào  hoa, thuyết phục. Tài ăn nói của Cự Môn đầy quyền lực, có khuynh hướng áp đặt. Cự Môn đứng với Thiên Đồng thường ăn nói gàn gàn, khó nghe
Cự Môn tuyệt đối không hợp với Hoả Linh, ngại thấy Kình Đà. Có những câu cổ quyết ghi trong Đẩu Số Toàn Thư như sau: “Cự Hoả Linh Tinh phùng ác hạn tử ư ngoại đạo” (Mệnh Cự Hoả Linh Tinh hay hạn gặp Cự Hoả Linh Tinh rất hung nguy), “Cự Môn Dương Đà cư Thân Mệnh, tật bệnh doanh hoàng” (Cự Môn gặp Dương Đà ở Thân hay Mệnh, bệnh tật triền miên). Những cách trên nếu gặp Hoá Khoa hay bộ tam minh (Đào Hồng Hỉ) có thể hoá giải, thêm cả Hỉ Thần lại càng hay
Những câu phú khác về Sao Cự Môn cần biết:
-          Cự Cơ Dậu thượng hoá cát giả, túng hữu tài quan dã bất chung (Cự Cơ thủ Mệnh tại Dậu, nếu giàu sang lớn thì không bền hay không thọ)
-          Tây Nương tử áp đảo Ngô tiền do hữu Cự Cơ Song Hao Quyền Ấn Đào Hồng phu cung (Nàng Tây Thi làm mưa làm gió dưới triều đại Ngô Vương bởi vì Phu cung có Cự Cơ Song Hao, Quyền Ấn Đào Hồng. Cách này tất Mệnh cung Thiên Lương thủ, đàn bà bạc nhưng Phu cung tuyệt bậc giàu sang. Cũng là cách làm đĩ nên bà)
-          Mão Dậu Cự Cơ Tân nữ ích tử vượng phu bất kiến Triệt Tuần đa tài thao lược (Mệnh Cơ Cự thủ ở Mão Dậu, người nữ tuổi Tân vượng phu ích tử; nếu không bị Triệt Tuần là người đàn bà đảm đang quán xuyến)
-          Cự Cơ chính hướng ngộ Song Hao uy quyền quán thế (Cự Cơ thủ Mệnh gặp song Hao giàu sang hơn người)
-          Tân nhân tối ái Cự Môn nhược lâm Tứ Mộ phùng Tả Hữu cứu Mệnh chi tinh (Người tuổi Tân hợp với sao Cự Môn, nếu vào đất Tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi mà gặp Tả Hữu tránh được nhiều hung hiểm trong đời)
-          A Man xuất thế do hữu Cự Kị Khốc Hình Thìn Tuất (Tào Tháo lừng lẫy là do Mệnh có Cự Kị Khốc Hình ở Thìn Tuất)
-          Cự Môn phùng Đà Kị tối hung (Cự Môn gặp Đà Kị rất xấu)
-          Cự phùng Tồn tứ cát xứ tang hung, ưu nhập Tử cung vô nhi tống lão (Cự Môn đứng bên Lộc Tồn tuy tốt nhưng có hung hiểm bên trong, nếu hai sao này vào tử tức, tới già không có con nối dõi)
-          Cự Môn thê thiếp đa bất mãn hoài (Cự Môn đóng Thê luôn luôn bất mãn với chuyện duyên tình, không yên với một vợ)
-          Cự Môn bất mãn trong lòng
Ba lần kết tóc mới xong mối sầu
(Số nữ Cự Môn tại Phu, phải mấy đời chồng)
-          Giải sứ mạc ngộ Cự Đồng kiêm phùng Tang Hổ Đà Riêu hữu sinh nan dưỡng (Cung Tật Ách thấy Cự Đồng mà đi với Tang Hổ Đà Riêu thì sinh mà không nuôi được)
-          Cự phùng Dương miếu tốt thay
Thăng quan tiến chức vận lành mừng vui
(Vận đến Thái Dương đắc địa hội Cự Môn làm quan thăng chức)
-          Kình Đà Linh Hoả cùng ngồi
Với sao Cự tú một đời tai ương
-          Hợi Tị Cự Lộc Quyền rất quý
Gặp Lộc Tồn biến thể ra hư
-          Cự gặp Hổ Tuế Phù hội viện
Ấy là nghề thầy kiện, quan toà
-          Cự Tí Ngọ gặp Khoa Quyền Lộc
Ấy là người đa học đa năng
-          Cự Nhật đồng thủ Dần Thân
Một đời chức tước cháu con sang giàu
-          Gặp Quyền Vượng càng thêm vinh hiển
Gặp Lộc Tồn lại kém lắm thay

(Nguồn: Tử Vi Tinh Điển - Vũ Tài Lục)

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

So sánh Tham Lang - Liêm Trinh

Cái tên Tham Lang (*) nghe lên rất e ngại, kỳ thật cũng không phải nghĩa sao Tham Lang là như thế, nguồn gốc (mục đích) chính của mệnh danh này là do cùng "Liêm Trinh" xung đối (**), một Liêm một Tham, trở thành một đôi "Đối tinh" trọng yếu trong Đẩu số.

Tham Lang tại Đẩu số xưng là "Chánh Đào Hoa", Liêm Trinh xưng là "Thứ Đào Hoa", nhưng hai sao cùng tính chất (lý tính) nhưng lại có rất nhiều điểm không giống, đại khái Liêm Trinh dường như thiên hướng vào âm nhu, Tham Lang lại thiên vào dương cương, bởi vậy cái Đào Hoa ở Tham Lang nổi rõ như kẻ gặp vận hội lớn phô trương ngựa hay, rượu ngon; mà Đào Hoa ở Liêm Trinh lại chỉ là len lén cái khuôn mẫu mang thanh sắc khuyển mã.
Vì lẽ đó Tham Lang thủ mệnh ngộ tai ách cũng ngộ một cách đường đường chánh chánh, như "Tham Lang tị hợi cư hãm địa, bất vi đồ nhân diệc tao hình"; "Tham cư hợi vu ngộ Dương Đà, danh vi phiếm thủy Đào Hoa" (chú: nam nữ tham hoa mê tửu đến táng thân); "Tham Vũ Phá Quân ngộ cát diệu, mê luyến hoa tửu dĩ vong thân". không giống Liêm Trinh đóng cung hãm phùng ác diệu, gặp phải tai hại dị thường như "Liêm Trinh Vũ Khúc hội vu thụ chế chi hương, khủng mộc áp xà thương"; "Liêm Trinh Hỏa Tinh đồng Không hãm, đầu hà bạch ải" (Liêm, Hỏa, Địa Không hãm đồng cung, thắt cổ hoặc đâm đầu xuống sông tự tử); "Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương vu Thiên di, tử vu ngoại đạo". - nhưng xin độc giả chú ý, suy đoán này cấn có rất nhiều điều kiện tiên quyết khác, hy vọng không gặp chuyện độc giả tự mình khởi lá số nhìn thấy cách cục vừa kể trên lại tự mình làm mình sợ hãi đến nổi không ăn được cơm.

Tính chất Tham Lang ở cung vị miếu vượng lợi hãm khi đi cùng các tinh diệu khác rất không giống nhau, đối với độc giả nghiên cứu "Tử vi Đẩu số" điều này cần chú ý thêm.
Bình thường mà nói Tham Lang hỉ nhập miếu (cư thìn, tuất, sửu, mùi bốn cung), gọi là "Tham Lang nhập miếu năng tập chánh" nhưng mà vẫn phong lưu; "Tham Lang nhập miếu thọ nguyên trường", nhưng đặc biệt không thích tọa vượng cung (tý, ngọ, mão, dậu bốn cung). Phú rằng: "Tham Lang vượng cung, chung thân thử thiết", "Tham Lang cư vu ngọ mão dậu thủ mệnh, chung thân bất năng hữu vi". Song các thuyết pháp này lại cũng có rất nhiều điều kiện tiên quyết không thể một mực mà nói vậy được.

Tham Lang không thích lạc hãm, nhưng hỉ ngộ Không diệu; sẽ làm giảm bớt tửu sắc tài khí, nhưng ngộ Văn Xương Văn Khúc có thể trở thành kẻ vì phong lưu mà ô danh, đây là chính là chổ khác biệt lớn nhất giữa Tham Lang và Liêm Trinh, mặc dù "Liêm Trinh ngộ Văn Xương hảo lễ nhạc"; còn Liêm Trinh ngộ Không diệu, lại không thể giảm bớt tập tính thanh sắc khuyển mã.

Chú thích:
(*) Tham Lang: Tham: ăn của đút lót, tham lam,...; Lang: con chó sói.
(**) Tham Lang và Liêm Trinh đối xứng nhau qua trục Tị Hợi. Tại Dần Thân, Tham và Liêm thể hiện bản chất rõ ràng nhất: Tham Lang ăn chơi trác táng, mê đắm tửu sắc, "phong lưu thái trượng"; Liêm Trinh thì "thanh bạch năng tương thủ" (ý tác giả nhấn mạnh đối tinh là vậy).

(Nguồn: Vương Đình Chi Đàm Đẩu Số)

Luận về sao Tham Lang

Tham Lang là sao dương mộc đới thuỷ, thuộc hệ Bắc Đẩu. Chủ về hoạ phúc và hoá khí là đào hoa. Đẩu số toàn thư gọi Tham Lang là “Bắc Đẩu giải ách chi thần”. Khi đến phần bình giải thì Tham Lang lại thành khuôn mặt của con người tửu sắc phiêu đãng. Con người như thế thì làm sao có thể là giải ách chi thần được? Đời sau tìm tòi mới hay rằng giải ách chi thần đây có nghĩa là khả năng đa diện tài hoa khả dĩ  làm êm thắm mọi chuyện, nói khác đi là có tài thu xếp, điều giải, ngoại giao. Ngoài ra, nếu Tham Lang gặp được những cát tinh khác là số trường thọ thì cũng kể là mặt khác của giải ách chi thần vậy. Nếu Tham Lang hội Hoả Linh ở Thìn Tuất Sửu Mùi hoặc Kình Dương ở Ngọ thì lại chủ về quyền thế, vào quyền thế mà phú quí, khi đã vào quyền thế tất giải quyết được nhiều sự việc đáng kể, cũng xem như giải ách chi thần vậy

Tham Lang đắc địa tại tứ mộ cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Ở vượng địa Tí Ngọ Mão Dậu không hay bằng mộ địa. Có giả thuyết cho rằng Tham Lang vốn hoá khí Đào Hoa, mà Tí Ngọ Mão Dậu lại là đất của Đào Hoa thì quá mức mà thành không hay. Tham Đào như vậy dễ dâm loạn. Giảo quyết trên hơi quá hoả. Tính chất của Tham Lang thật ra có thiên hướng về vật dục, nếu vào vượng địa khuynh hướng ấy nặng hơn, luôn cả về mặt tình dục. Nhưng lời đoán bảo rằng Tử Tham gặp Đào Hoa trai thì trộm đạo, gái làm kỹ nữ không đúng, hãy chỉ coi như con người nặng về tình dục vật dục thôi. Cổ Ca viết: “Tử Tham đồng cung tu Tả Hữu Xương Khúc hiệp chế” (Tử Tham đóng cùng cần có Tả Hữu và Xương Khúc hiệp để chế bớt đi). Hiệp là tam hợp chứ không phải giáp

Tham Lang mộc nhưng căn thuỷ, dương mộc trôi trên sông nước là hình ảnh phiêu lãng, xông xáo hiếu động nhưng thiếu nhẫn nại. Lúc trẻ cây còn non chưa đủ sức, lớn lên cây già mới thành rường cột, cho nên tuổi thiếu niên thường lãng đãng đào hoa hăm hở vui sống, lúc đứng tuổi nhiều kinh lịch tâm ý biến đổi hẳn, sức phấn đấu cũng bền bỉ mạnh mẽ. Do đó Tham Lang ít tham công trong tuổi thiếu niên

Tham lang độc toạ ở Tí Ngọ, Dần Thân, Thìn Tuất; đứng với Vũ Khúc ở Sửu Mùi; đứng với Liêm Trinh ở Tỵ Hợi và đứng với Tử Vi ở Mão Dậu. 

Trước hết nói về cách Tham Vũ Sửu Mùi. Đây là một cách tốt được nói đến nhiều trong Tử Vi khoa. Mệnh Tham Vũ thì tam hợp hội tụ Tử Vi Thất Sát và Liêm Trinh Phá Quân, một tinh hệ với tính chất biến hoá phức tạp, vì có đa số hung tinh nên sức biến hoá càng mãnh liệt. Tham Vũ thủ Mệnh còn có Nhật Nguyệt giáp Mệnh, nếu được cả Tả Hữu Xương Khúc nữa thì cách Tham Vũ đồng hành kể như toàn bích. Tham Vũ đi với Linh Hoả cũng hay nhưng là con người thiếu đức hạnh so với đứng cùng Tả Hữu Xương Khúc. Tham Vũ Linh Hoả ích kỷ gian tham, và còn bôn ba bươn trải trong tuổi thiếu niên nhiều hơn

Tham lang là đào hoa, tính chất đào hoa ấy có thể phát triển thành sảo nghệ. Ví dụ Tham Vũ Sửu Mùi gặp Kình Dương Đà La Không Tả Hữu Xương Khúc hoặc Tham Lang độc thủ ở Thìn Tuất mà không đưiợc Tả Hữu Xương Khúc mà gặp Sát Kị thì rất tháo vát trong chuyện mưu sinh. Đóng Dần Thân hay Tị Hợi không hội cát tinh mà thấy Sát Kị thì cũng dùng sảo nghệ kiếm tiền. Nói tóm lại là Tham Vũ hay Liêm Tham đồng cung hoặc gặp nhau đều thuộc loại sảo nghệ. Vấn đề nghệ nào thì còn tuỳ thuộc vào kết cấu các sao khác. Với Xương Khúc là người thiết kế giỏi. Với Hoả Linh mà sao Thiên Trù thì mở hàng ăn thành công. Với Đà La tinh thông máy móc. Ngoài ra khả dĩ qua quy xét mà tìm thấy những biến hoá phức tạp khác

Một cách đáng suy ngẫm: Tham Lang Mệnh rất kị Thân đóng nơi Thất Sát hay Phá Quân. Như vậy con người sốc nổi, phiêu bạt, thăng trầm, khó dừng lại mà an định. Cổ nhân viết: “Mệnh Tham Lang, Thân Thất Sát, con trai điếm đàng, con gái lẳng lơ, dù có cát tinh cũng khó long giáng phúc, gặp hung tinh càng tăng vẻ gian tà, không chân thực, sống hư hoa, giao thiệp với người đáng tốt lại chơi xấu, người xấu lại đối xử tử tế”. Nếu như Thân là Phá Quân thì trai thích bài bạc du đãng, gái bỏ theo trai. Chỉ gặp Tuần Triệt thì Tham Lang mới đoan chính. Câu trên của cổ nhân xét ra có phần quá đáng, không chính xác khi đoán về người Tham Lang mệnh mà Thất Sát hay Phá Quân thủ Thân. Những cách cuộc ấy chỉ có thể bảo rằng con người quá ham muốn vật dục và tình dục, lại ưa thay đổi và không có nghị lực để chịu đựng gian khổ mà làm nên việc, không nhất thiết là kẻ lừa gạt hay đĩ điếm

Tuy nhiên lại có một điều đáng chú ý: Tham Lang hội sát tinh không nên gặp Văn Khúc, nếu Tham Lang thủ Thân mà Thất Sát thủ Mệnh lại cả Văn Khúc thì cuộc đời thường hay gặp tai hoạ bất ngờ. Không chỉ Văn Khúc mà ngay cả Văn Xương cũng thế. Tham Lang Xương Khúc thường là đa hư thiểu thực, nói nhiều làm ít. Tham Lang cũng không hợp với Kình Đà. Gặp Kình Đà ở Tí hoặc Hợi cung thì thường ra con người phong đãng lưu lạc trong tình trường. Gặp Kình ở Ngọ, cổ nhân gọi là “Mã đầu đới tiễn”, gặp Đà ở Dần, cổ nhân gọi là “Phong lưu thái trượng”. Ở Tí và Hợi cung gọi bằng “Phiếm thuỷ đào hoa”. 

Những cách kể trên dễ rơi vào hoạ sắc tình. Hoạ sắc tình gồm có: a) tù tội, đổ máu, mất cơ nghiệp vì tình, hay bệnh tật. b) lấy phải vợ quá dữ như kẻ bị cầm tù mà vợ là giám ngục. Cùng những cách trên đây mà được thêm các cát tinh phù trợ thì lại chỉ là con người phong hoa tuyết nguyệt, thi tửu cầm kỳ, chứ không đến nỗi tang thân, bại sản vì tình

Tham Lang đứng cùng Hoá Quyền gặp Hoả Linh là tốt nhất, chủ quyền quý. Tham Lang Hoá Lộc được thêm Hoả Linh thì dễ làm nên giàu có, hoạnh phát. Nói tóm lại, với Tham Lang sự biến hoá giữa tốt và xấu rất rõ rang và mãnh liệt

Tham lang đi cùng Không Kiếp hay đam mê bài bạc; đi cùng Hồng Đào đàn bà mê thú xác thịt. Tham Lang không sợ tuần triệt, Tuần Triệt khả dĩ chế giảm bớt vật dục vượng thịnh của Tham Lang

Cần đọc thêm những câu phú về Tham Lang sau đây:
- Tham Lang độc cư đa thiểu thực (Tham Lang đứng một mình ưa nói viễn vông thiếu thực tế, cũng hay khoác lác nữa)
- Nữ mệnh Tham lang đa tật đố (Người nữ có sao Tham Lang thủ Mệnh rất hay ghen, ghen năm trọn tháng chày)
- Tham Lang cư Mão Dậu, ngộ Hoả tất công khanh (Tham Lang đứng với Tử Vi ở Mão Dậu, gặp Hoả Tinh khả dĩ làm lớn, có quyền thế. Khi có Hoả Tinh thì Tham Lang biến thành chủ tinh, lấn át hẳn Tử Vi)
- Tham Lang Thân cung vi hạ cách (Chỉ hạ cách nếu bị Hoá Kị đi kèm)
- Tham Lang Tị Hợi gia sát bất vi đồ hộ diệc tao hình (Liêm Tham ở Tị Hợi mà gặp sát tinh nếu không làm đồ tể thì cũng dễ vương tù tội)
- Tham Lang kị ngộ sát tinh, ưu xâm Không Kiếp, vãn niên phúc, thọ nan lương toàn (Tham Lang gặp sát tinh hoặc Không Kiếp, thì luống tuổi nếu khá giả tất không thọ, nghèo khổ mới sống lâu)
- Tham Lang đóng ở Hợi hay Tí mà gặp được Quyền Lộc biến hư thành thực, với người tuổi Giáp Kỷ khả dĩ nên danh phận cơ nghiệp)
- Tham Lang đóng nhàn cung (Hợi, Tí hoặc Thân) thường là người đàn bà tâm tính độc và hay tư tình, nhưng nếu có Tuần Triệt án ngữ thì đỡ hẳn
- Tham Lang Tí Hợi lại giáp Kình Đà Không Kiếp thì nghèo khổ
- Tham hãm địa lại gặp Hoá Kị Thiên Riêu thì dễ bị tai nạn về sông nước
- Cung Thân có Tham Vũ mà cung Mệnh xấu thì danh phận ngắn ngủi, dễ gặp hiểm nguy
- Tí Ngọ Tham Đào Ất Kỷ âm nam lập nghiệp do thê, kiêm năng sát diệu hành sự do thê (Mệnh ở Tí Ngọ có Tham Lang Đào Hoa, người tuổi Ất Kỷ nhờ vợ mà nên cơ nghiệp, nếu lại thấy cả sát tinh nữa thì quyền hành trong tay vợ)
- Tham Lang ở Dần hay Thân thì cung đối chiếu là Liêm Trinh, lại thấy cả Văn Xương dễ bị dính vòng lao lý
- Cung Quan Lộc Tham Vũ cùng đóng, ra làm quan lận đận lao đao
- Tham Riêu hãm địa cùng xâm
Gia trung thất vận gian lâm trạch tài
(Tham Lang Thiên Riêu ở hãm địa đóng cung Tài Bạch Điền Trạch thường bị mất trộm hoặc bỗng nhiên sụp đổ cơ nghiệp)
- Dần Thân Tham gặp Trường Sinh
Không sao ác sát thọ vinh ấy mà
(Tham Lang ở Dần hay Thân là nơi của Trường Sinh, nếu không bị ác sát tinh thì tuổi thọ rất cao)
- Tham Vũ đóng đất Võng La (Thìn Tuất)
Gặp loài Tang Điếu một nhà lại hung
- Mệnh chính diệu cung Phu Tham đóng
Ấy là người phúc trọng chính thê
Mệnh vô chính diệu đáng chê
Cung Phu Tham đóng giữ bề tiểu tinh

(Nguồn: Tử Vi Tinh Điển - Vũ Tài Lục)

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Thái Âm thủ mệnh, kiêm coi kỹ cung Phúc Đức

Cổ nhân luận đoán các tình huống Thái Âm tọa thủ các cung, có thể chỉ căn cứ bối cảnh văn hóa xã hội thời xưa, cho nên có rất nhiều tư liệu, ngày nay chỉ có thể làm tư liệu tham khảo.

"Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ nhất sanh chi khoái lạc" (Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ cả đời sung sướng), luận đoán câu này ngày nay không còn thích hợp, đại khái xã hội thời xưa ít cạnh tranh, và vì lý do Thái Âm chủ phú cho nên cổ nhân mới cho rằng đã phú tất "nhất sanh khoái lạc", xã hội hiện đại sự việc ấy không phải hoàn toàn như vậy.

Ví dụ như Thái Âm tại cung tuất thủ mệnh, cực kỳ sáng tỏ, nhưng "Cung Phúc đức" có Cự Môn tại tý cung tọa thủ, "Cung Phúc đức" chủ việc hưởng thụ về mặt tinh thần, Cự Môn tọa tý tất hội Thiên Cơ, một sao ngộ sát tinh liền dễ dàng gây ra các cạnh tranh, khiến thân tâm bị bất an, vậy "cả đời sung sướng" sao được? Bởi vậy bối cảnh xã hội khác nhau gây ra các sai biệt.
Lại như cổ quyết nói rằng: "Thái Âm cư tý, hào thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián chi tài" (Thái Âm cư tý, tượng như nước lắng trong ở đài hoa quế thơm, làm quan thanh liêm giữ chức trọng yếu, có tài trung liệt can gián vua). Phàm Thái Âm cư tý, tất cùng Thiên Đồng đồng cung, cổ nhân lấy Thiên Đồng là "Phúc tinh" nên khó trách đánh giá khá cao, chính tính chất phúc quan trọng của Thiên Đồng tựa như "đả giang sơn đả xuất lai" (tranh đấu cho đến khi lập được giang sơn), bởi vậy "Cung Phúc đức" rất trọng yếu là vậy.

Thái Âm cư tý ở cung Mệnh thì "Cung Phúc đức" nhất định là Thái Dương Cự Môn đồng thủ dần cung, nếu như kiến sát chủ tinh thần cả đời khốn nhiễu không yên, đồng thời vào cạnh tranh thường dễ dàng áp dụng thủ đoạn bất chánh, điểm này nhất định dễ ảnh hưởng Thiên Đồng đến sự kiên nhẫn, vững vàng không lay chuyển của việc "tranh đấu giành thiên hạ", bởi thế cũng cần thiết đánh giá lại lần nữa đối với phán đoán "Thanh yếu chi chức, trung gián chi tài".

Xã hội thời xưa người và sự việc đơn giản, cho dù Thái Dương Cự Môn thủ cung Phúc đức kiến sát tinh, cũng chỉ chủ bản thân động não ở phương diện "Ngôn lộ" (*) mà thôi, cho nên mới có khả năng trở thành "Trung gián chi tài", xã hội ngày nay áp lực cạnh tranh lớn, dễ bức bách người Thái Dương Cự Môn kiến sát thủ cung Phúc đức thành người "Xuất thuật" (**), làm sao thành "Trung gián" được chứ!

Cho nên Vương Đình Chi đề nghị độc giả xem lá số có "Thái Âm thủ mệnh", tốt nhất là nên kiêm xem thêm cung Phúc đức rồi hãy đánh giá.
Chú thích:
(*)   "Ngôn lộ" :  (theo) phương diện/đường ăn nói.
(**) "Xuất thuật":  cái gì tự không mà ra có thì gọi là "xuất" và phương pháp, quy tắc, cách thức được học được rèn luyện gọi chung là "thuật"; nên "xuất thuật" hiểu nôm na là kẻ "ăn không nói có, biến có ra không" - không đáng tin.
(Nguồn:Vương Đình Chi Đàm Đẩu Số)

Thái Âm lạc hãm cũng không nên e sợ

Thái Âm tức là ánh trăng. Tại Tử vi Đẩu số, Thái Âm cùng Thái Dương là một đôi "Trung thiên tinh diệu" rất có lực, tinh diệu này không thuộc về nam đẩu, lại cũng không thuộc về bắc đẩu. Phàm như thuộc là "Đối tinh", đều có tính chất giống nhau vừa có điểm khác nhau. Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý; Thái Âm chủ nữ, Thái Dương chủ nam; Thái Âm chủ nhu, Thái Dương chủ cương, Thái âm thuộc thủy, Thái Dương thuộc hỏa.

Cổ nhân cho rằng biến hóa của Thái Âm rất lớn, tại hợi tý sửu cung nhập miếu, cơ bản là mệnh hảo; nhưng nếu tại tỵ ngọ mùi cung là lạc hãm, dễ mang đến những tai hại khá lớn, phú "Thái Âm lạc hãm thương thê mẫu", đối với người thân là nữ thường bất lợi ; nếu như là nữ mệnh, xưng là "Hình phu khắc tử vi xướng thiếp" ("Nếu không làm kỹ nữ, tỳ thiếp thì cũng hình khắc chồng con").

Thuyết pháp này, võ đoán quá mức, cho nên một số độc giả tự mình lập lá số, nhìn thấy cung Mệnh Thái Âm lạc hãm, liền hết sức chi là sợ hãi, cho rằng vận mệnh của chính mình rất kém, sự thật thì suy đoán Đẩu số cũng không đơn giản như vậy. Thái Âm cho dù lạc hãm, nhưng cũng phải kiến Tứ Sát Không Kiếp và phải có sát tinh đồng cung, hơn nữa cung Phúc đức cùng Thân cung bất hảo, sau đó mới phát sinh những sự chẳng lành, nếu không thì cũng không quá xấu theo như lời cổ nhân.

Lấy ví dụ Thái Âm cư cung ngọ :

Tại ngọ cung Thái Âm lạc hãm, cùng Thiên Đồng đồng cung, Thiên Đồng cũng lạc hãm, chiếu theo thuyết pháp của cổ nhân là: "Hóa cát phản hung, phùng sát dâm tà", tức là nói nếu Thái Âm, Thiên Đồng hóa thành Lộc, Quyền, Khoa tam cát tinh, phản vi hung cục; nếu ngộ Tứ Sát tất không cần hỏi rồi. Có thể nói điều này chẳng đúng tý nào, trên thực tế cũng không phải là như vậy. Vương Đình Chi luận qua mệnh một nam một nữ đều là Thiên Đồng Thái Âm thủ ngọ cung, người nam chính là một nhân vật quản lý kinh doanh trong giới tài chính kinh tế, người nữ chính là nhân viên quan trọng của một công ty quan hệ xã hội nổi tiếng.

Nguyên nhân chủ yếu ở bối cảnh xã hội khác nhau, bởi vì phàm người có Thiên Đồng Thái Âm tại ngọ cung, tính cách đều có điểm hướng nội, thích hợp nhất vào công tác nội vụ, đồng thời kế hoạch tính rất mạnh, không thì rồi lại thường dễ vào ảo tưởng. Loại tính cách này, ở xã hội xưa rất khó phát huy, ở xã hội hiện đại lại thường có khả năng dựa vào ảo tưởng rồi phát ra linh cảm, sau đó từ linh cảm mà biến thành kế hoạch. Hơn nữa, doanh nghiệp ngày nay, thường có một bộ quy chế về chấp hành kế hoạch, cho nên người có loại kết cấu cung Mệnh, cũng có thể dễ dàng phát huy sở trường của họ (trong việc lập kế hoạch).

Đoán Đẩu số thiết yếu ở nghiên cứu tính chất, không nên căn cứ chỉ một mặt sáng của khẩu quyết như ví dụ trên.

(Nguồn: Vương Đình Chi Đàm Đẩu Số)